11/11/2021

Lượt xem 9406

Trung tâm điều hành thông minh IOC - “bộ não số” cho đề án xây dựng đô thị thông minh tại các tỉnh thành ở Việt Nam

Trung tâm điều hành thông minh IOC là gì?

Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) được coi là “bộ não số” trong các hoạt động của mô hình Chính phủ số và Đô thị thông minh. Trung tâm điều hành thông minh là hệ thống cung cấp cho lãnh đạo Chính quyền cách nhìn toàn diện, tập trung về các hoạt động đang tiếp diễn, thực hiện giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ một cách tổng thể, cho phép phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ ra quyết định, xây dựng phương án tổ chức, quy chế, chính sác điều hành với các tình huống cụ thể. 

 

Những năm gần đây, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang hết sức chú trọng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của chính quyền, hướng tới xây dựng chính phủ điện tử. Rất nhiều tỉnh thành đang trong quá trình xây dựng đề án đô thị thông minh, trong đó, trung tâm điều hành thông minh (Intelligent Operation Center - IOC) là một mục tiêu quan trọng nhằm phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các tỉnh, thành phố.

 

Về bản chất, IOC sẽ cần tích hợp tới các giải pháp công nghệ số, kết nối các nguồn thông tin, dữ liệu của địa phương trên tất cả các lĩnh vực để có thể cung cấp các năng lực:

  • Giám sát theo thời gian thực: báo cáo và theo dõi các sự việc, sự cố; phát hiện và báo cáo về tình huống.
  • Tích hợp dữ liệu, kết nối, chia sẻ, hỗ trợ tạo và sử dụng các quy trình phối hợp, quy trình vận hành tiêu chuẩn (Standard Operating Procedures – SOPs)
  • Quản lý các nguồn lực, tài sản và cung cấp dữ liệu mở
  • Đánh giá và hiển thị chỉ số hiệu năng thực hiện (chỉ số KPI)
  • Cung cấp các điểm kết nối đến các hệ thống hiện hữu và tương lai
  • Giao tiếp với công dân, cung cấp giao diện dễ sử dụng cho nhiều cấp người dùng
  • Giám sát bảo mật và đảm bảo an toàn thông tin, quản lý thông tin mạng xã hội

 

Trung tâm IOC gồm nhiều màn hình ghép chuyên dụng; hệ thống điều khiển hình ảnh trung tâm cùng các thiết bị phụ trợ kết nối, hệ thống nguồn điện, mạng LAN nội bộ, đường truyền cáp quang Internet…

 

CÁC ỨNG DỤNG THỰC TẾ TỪ CHỨC NĂNG CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH THÔNG MINH IOC

 

 

1. Trung tâm phân tích dữ liệu kinh tế - xã hội: giúp các Nhà lãnh đạo thấy rõ và cảnh báo, dự báo được các xu hướng tăng/ giảm, sự biến động của các chỉ số phát triển kinh tế xã hội để hỗ trợ hoạch định chiến lược và chỉ đạo điều hành kịp thời và hiệu quả. Nhiều chỉ số quan trọng được cập nhật hàng ngày như thu, chi ngân sách, tình hình giải ngân đầu tư công.

 

Ảnh minh họa Trung tâm Khoa học và Công nghệ Bình Phước

2. Trung tâm giám sát, điều hành và xử lý vi phạm giao thông: chủ động và tự động phát hiện, truy vết các vi phạm giao thông (như vượt đèn đỏ, đi sai làn, vượt tốc độ, kẹp ba, không đội mũ bảo hiểm,...) trên nền tảng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt (giảm ùn tắc và tai nạn). 

 

Trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh Thái Bình

>> Xem chi tiết: Thái Bình: Hệ thống camera thông minh tích hợp máy tính công nghiệp và switch công nghiệp chính thức đi vào vận hành

 

 

3. Trung tâm giám sát, điều hành an ninh trật tự công cộng: Tự động nhân dạng khuôn mặt và truy vết đối tượng. Cảnh báo các hành vi tiềm ẩn gây mất an ninh trật tự: tụ tập đám đông, biểu tình, đánh nhau; xâm nhập vùng cấm; phát hiện khói, cháy; đối tượng sử dụng vũ khí.…

 

 

4. Trung tâm tương tác, giao tiếp phục vụ công dân: Được ví như kênh “cảm biến xã hội” thông qua việc tiếp nhận và xử lý kịp thời các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp, du khách. Giúp chính quyền thấu hiểu và nắm bắt được các vấn đề bức xúc đang diễn ra để phục vụ người dân tốt hơn.

 

5. Trung tâm giám sát thông tin trên Internet: Có khả năng thu thập thông tin mạnh mẽ, bao phủ, cập nhật nhanh mọi ngóc ngách của Internet để phân tích, cảnh báo xu hướng tích cực hay tiêu cực, giúp thấu hiểu người dân, đồng thời chủ động đề xuất giải pháp xử lý truyền thông, ngăn ngừa hạn chế các ảnh hưởng xấu tại địa phương.

 

Ngoài các ứng dụng trên, IOC còn được triển khai với chức năng khác, bao gồm:

Trung tâm giám sát, điều hành lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, quản lý đô thị,…thực hiện kết nối dữ liệu toàn diện của các ngành để thực hiện quản lý, phân tích và khai thác phục vụ các công tác định hướng, hoạch định phát triển các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, quản lý đô thị,… phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Trung tâm giám sát, điều hành môi trường (đất đai, rừng, nước, không khí,..): Quản lý toàn diện thông tin đất đai và tài nguyên môi trường (kiểm kê, đo đạc, cấp sổ đỏ, biến động đất, giá đất,…). Thu thập, kết nối thời gian thực đến tất cả các thiết bị quan trắc nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, chống ô nhiễm không khí, nguồn nước, độ nhiễm mặn nước,..

Trung tâm giám sát bảo mật, an toàn thông tin: Hỗ trợ giám sát các 24/7 đối với hệ thống CNTT  để cảnh báo, khuyến cáo đảm bảo an ninh - an toàn - bảo mật thông tin của Chính quyền.

 

THAM KHẢO GIẢI PHÁP PHẦN CỨNG CHO SMART CITY

Link tham khảo: https://drive.google.com/file/d/1n98PhUPdqUP9p7Y-ovglcssfnXst9dJI/view?usp=sharing